fbpx

Cách sử dụng Thước Lỗ Ban

Trong xây dựng mỗi loại công trình mỗi chủ đầu tư đều có những yêu cầu khác nhau về phong thủy phù hợp với quan niệm dân gian dành riêng cho cá nhân và gia đình họ. Trong vấn đề phong thủy nói chung, Thước Lỗ Ban là một trong những yếu tố mà khi xây dựng cần phải chú ý.

Tại sao lại cần dùng Thước Lỗ Ban?

Theo quan niệm phong thủy, sử dụng thước Lỗ Ban sẽ mang lại các lợi ích sau đây:

  1. Tạo ra sự cân bằng và hài hòa: Thước Lỗ Ban được sử dụng để đo đạc các khoảng cách trong xây dựng, giúp đảm bảo rằng các yếu tố trong không gian sống và làm việc được đặt trong vị trí phù hợp, kích thước quen thuộc, đồng thời tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong không gian đó, góp phần vào việc đảm bảo tính thẩm mỹ theo truyền thống.
  2. Đem lại may mắn và tài lộc: Sử dụng thước Lỗ Ban theo quan niệm phong thủy có thể giúp thu hút may mắn và tài lộc vào không gian sống và làm việc của bạn.

Có bao nhiêu loại Thước Lỗ Ban, và nên dùng loại nào?

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại Thước Lỗ Ban khác nhau, các khoảng cách hoặc số đo tốt cũng khác nhau, tên gọi các khoảng tốt xấu cũng khác nhau, thậm chí khoảng tốt theo thước này lại là khoảng xấu theo thước kia. Trên tất cả, mọi thứ đều chưa được chứng minh theo hướng khoa học. Tuy nhiên theo quan niệm “có kiêng có lành”, công ty chúng tôi đề xuất chọn loại thước theo đa số, nghĩa là được sử dụng nhiều nhất, thông dụng nhất.

  • Thước Lỗ Ban 52,2cm dùng để đo khoảng thông thủy (hay còn gọi là khoảng lọt gió) của cửa, cửa sổ… Ví dụ cửa đi phòng thường có kích thước phủ bì là 910×2200, sau khi trừ khung ngoại sẽ còn khoảng thông thủy là 810×2150. Cả hai kích thước rộng 810 (Tiến Bửu) và cao 2150 (Thông Minh) đều thuộc cung tốt của thước. Riêng đối với cửa phòng vệ sinh, do không gian thuộc yếu tố xấu, ô uế, nên theo quan niệm sẽ không áp dụng thước Lỗ Ban.
  • Thước Lỗ Ban 42.9cm (dương trạch) dùng để đo kích thước phủ bì của khối xây dựng như bếp, bệ, bậc… Ví dụ bếp rộng 600, bậc thang rộng 250 ngang 900 hoặc 1050 .v.v…
  • Thước Lỗ Ban 38.8cm (âm phần) dùng để đo kích thước phủ bì của vật dụng nội thất như bàn thờ, tủ… Ví dụ bàn thờ 670×1530 (Quý Tử, Lục Hợp), 610×1270 (Hoạch Tài,Tiến Bảo); 81×175 (Đăng Khoa, Phú Quý); tủ áo 600x1850x2050; .v.v…

Khi đo các khoảng cách dài hơn thước, chúng ta chỉ việc đo tiếp bằng các đoạn thước nối tiếp nhau.

Như trình bày trên đây, có rất nhiều loại thước Lỗ Ban, độ tin cậy thì chưa có cơ sở để đánh giá (ngoài mức độ thông dụng), quan trọng là lựa chọn loại nào, do đó, nhiều trường hợp sẽ có sự khác biệt nhất định nếu bạn so sánh thước đề xuất trên đây với một loại thước khác mà mình mua được.